image banner
Di tích – Danh thắng

Di tích lịch sử Đền thờ Liệt Sĩ Tiểu Đoàn 263

Anh-tin-bai

T

DI TÍCH LỊCH SỬ

ĐỀN THỜ LIỆT SĨ TIÊU ĐOÀN 263

HY SINH TRONG TRẬN CẦU VÁN, NGÀY 3/5/1968

(Xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An)

 

  I. TÊN GỌI DI TÍCH

Trong đợt 2 của cuộc Tổng công kích -Tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân - 1968, ngày 3/5/1968 (mùng 7 tháng 4 âm lịch), tại khu vực ấp Cầu Ván, xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, đã diễn ra trận chống càn ác liệt của bộ đội Tiểu đoàn 263, Trung đoàn 2, Quân khu 8 đương đầu với Sư đoàn 7 ngụy. Trong trận này, cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm. Tuy nhiên, địch đông hơn ta gấp nhiều lần với nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ vì thế nhiều cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 đã anh dũng hy sinh. Sau trận đánh, nhân dân địa phương tìm kiếm, an táng liệt sĩ, lập miếu thờ và hàng năm tổ chức cúng giỗ các anh hùng liệt sĩ.

Năm 1996, chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng Nhà tưởng niệm ngay vị trí diễn ra trận chống cản năm xưa để đời dời nhớ ơn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ

Di tích Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trận Cầu Ván trong chiến dịch Mậu Thân - 1968 tọa lạc tại ấp Cầu Ván, xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Địa danh Cầu Ván, xuất hiện từ rất sớm, đồng thời với quá trình khẩn hoang, lập làng của lưu dân người Việt trên vùng đất nay là xã An Lục Long. Theo lời các vị cao niên địa phương, để thuận tiện cho việc giao thông, đi lại, các bậc tiền nhân đã xây dựng cây cầu bằng gỗ, được ghép lại bằng nhiều miếng ván nhỏ, bắt qua rạch Kỳ Hà, nên người dẫn gọi là Cầu Ván. Dần dần, tên gọi Cầu Ván được đặt cho một khu vực xung quanh cây cầu, và ngày nay trở thành địa danh của một ấp: ấp Cầu Ván. Hiện nay, cầu bằng gỗ không còn, được thay thế bởi cầu bằng bê tông nhưng địa danh Cầu Ván vẫn tồn tại như một chứng tích về quá trình khẩn hoang, lập làng của cha ông ta khi xưa.

Ngày 22/10/1956, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143/NV/TT lập tỉnh Long An trên cơ sở sát nhập hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn. Di tích lúc bấy giờ thuộc xã An Lục Long, quận Bình Phước, tỉnh Long An.

Về phía cách mạng, tên gọi huyện Châu Thành được giữ nguyên từ năm 1954 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngày 3/3/1976, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ

3 nghĩa Việt Nam, tỉnh Long An được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Long An, tỉnh Kiến Tường.

Ngày 10 /8/1977, huyện Châu Thành sáp nhập huyện Tân Trụ gọi là huyện Tân Châu.

Ngày 30/3/1978, huyện Tân Châu đổi tên thành huyện Vàm Cỏ.

Ngày 01/5/1989, huyện Vàm Cỏ được tách ra hai huyện: Châu Thành và Tân Trụ. Từ đó đến nay, di tích thuộc ấp Cầu Ván, xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

III. PHÂN LOẠI DI TÍCH

Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trong trận Cầu Ván, ngày 3/5/1968 là công trình xây dựng và địa điểm có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc trên địa bàn tỉnh Long An. Căn cử Điều 28, Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Thông tư quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trong trận Cầu Ván, ngày 3/5/1968 là di tích lịch sử, loại hình địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử.

IV. SỰ KIỆN VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ

1. Đôi nét về Tiểu đoàn 263 - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Tiểu đoàn 263 được thành lập tháng 11/1963 tại xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (trước năm 1975 về phía địch gọi là tỉnh Kiến Hòa). Tiểu đoàn 263 được thành lập trên cơ sở Đại đội 295 của Quân khu 8, 01 đại bội bộ binh tỉnh Bến Tre, 01 đại đội bộ binh tỉnh Tiền Giang và 01 đại đội bộ binh tỉnh Long An. Ngoài ra, Tiểu đoàn còn được bổ sung lực lượng trợ chiến gồm: Đại đội DKZ của Quân khu 8. Trong quá trình chiến đấu, Tiểu đoàn được bổ sung Đại đội 212 công binh, Đại đội 502 của Quân khu 8, Trung đội 122 thông tin, Phân đội phẩu thuật của Quân khu 8 và lực lượng được điều động từ các huyện của tỉnh Bến Tre.

Tháng 4/1972, Quân khu 8 tăng cường cho tinh Bến Tre Tiểu đoàn 281. Cùng thời điểm này, Tiểu đoàn 263 được đổi thành Tiểu đoàn 7.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tháng 4/1976, thực hiện chỉ thị của cấp trên, tỉnh đội Bến Tre sáp nhập Tiểu đoàn 6 vào Tiểu đoàn 7 với nhiệm vụ vừa bảo vệ Tổ quốc, vừa làm kinh tế, khai hoang phục hóa.

Chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, Tiểu đoàn 7 được giao nhiệm vụ đến An Giang bảo vệ biên giới. Từ 1978 đến tháng 4/1979, Tiểu đoàn 7 tham gia giúp nước bạn Campuchia tiêu diệt, truy quét tàn quân Pôn-Pót, giúp bạn xây dựng chính quyền địa phương.

Từ năm 1982, Tiểu đoàn 7 tham gia giúp nước bạn Campuchia xây dựng Đảng và chính quyền địa phương, ổn định đời sống người dân; đồng thời tiếp tục truy quét tàn quân Khermer đỏ.

Đến tháng 8/1988 Tiểu đoàn 7 được lệnh rút quân về nước, hoàn thành nhiệm vụ quân tình nguyện Việt Nam tại nước bạn Campuchia.

Tóm lại, trải qua 25 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Tiểu đoàn 263 đã lập nhiều chiến công vang dội, tham chiến trên trăm trận, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch, nổi bật có những chiến công sau:

Trận phục kích bắn chìm 10 tàu địch trên sông Ba Rày, tiêu diệt gần Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 10, Sư đoàn 7 ngụy (năm 1965)

Trận tập kích sân bay Thân Cửu Nghĩa, diệt gọn tiểu đoàn 32 Biệt động quân, phá hủy 28 xe quân sự, bắn rơi 4 máy bay, đốt cháy 01 kho xăng, 01 kho đạn, tiêu diệt và làm bị thương trên 400 tên, thu trên 200 súng các loại và nhiều chiến lợi phẩm khác (năm 1965).

Trận phục kích trên sông Ba Rày, xã Cẩm Sơn (Cai Lậy) bắn chìm 25 tàu địch, tiêu diệt trên 300 lính Mỹ và chư hầu (tháng 7/1966). Trận tập kích 01 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 3 Sư đoàn 9 Mỹ tại xã Long Tiên (Cai Lậy) tiêu diệt trên 200 lính Mỹ (tháng 7/1966).

Trận phục kích chống càn 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 3, Sư đoàn 9 Mỹ trên sông Ba Rày, bắn chìm 16 tàu chiến, phá hủy 40 tàu; tiêu diệt trên 500 lính Mỹ và chư hầu (tháng 9/1966).

Trận phục kích tiêu diệt 3 đại đội biệt kích Mỹ tại xã Hậu Mỹ Bắc (Cái Bè), tiêu diệt trên 230 tên, bắt sống 65 tù binh, thu trên 150 súng các loại (tháng 6/1967).

Trận tập kích Lữ đoàn 3, Sư đoàn 9 Mỹ đóng dã ngoại tại Đập Ông Tải, tiêu diệt trên 300 tên (tháng 11/1967). Đây là một trong những trận tập kích thắng lợi lớn nhất chiến trường Khu 8 khi quân ta đối đầu với quân viễn chinh Mỹ.

Thành tích nổi bật của Tiểu đoàn 263:

Đại đội 3,Tiểu đoàn 263 được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1970.

Tiểu đoàn 7 (tiền thân là Tiểu đoàn 263 và Tiểu đoàn 6) được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1981.

Đồng chí Huỳnh Văn Ly - nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 263 được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2015.

Đồng chí Khấu Trung Gương - nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 263 được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1978

Đồng chí Nguyễn Văn Sứ- liệt sĩ, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

Tiểu đoàn 263 được tặng thưởng 18 Huân chương chiến công Hạng I, II, III và nhiều Huân, Huy chương khác.

2. Trận chống càn ác liệt và gương hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263, ngày 3/5/1968 (mùng 7 tháng 4 năm Mậu Thân)

Đầu tháng 5/1968, Tiểu đoàn 263 tham gia trận đánh tại xã An Thanh Thủy và thị xã Gò Công, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) thắng lợi lớn, gây cho địch nhiều tổn thất, sau đó Tiểu đoàn rút về căn cứ.

Đêm 2/5/1968, trong quá trình trở về căn cứ, Tiểu đoàn 263 hành quân đến địa bàn ấp Cầu Ván, xã An Lục Long, quận Bình Phước (Châu Thành) thì trời sáng, không thể qua lộ nên buộc phải dừng chân. Lúc bấy giờ, Tiểu đoàn 263 tổ chức trú đóng quân từ Ao Miểu đến gò Trẫm Bầu- là một gò cao có cây cối xung quanh tại khu vực đồng trống (mùa khô). Nơi đóng quân của Tiểu đoàn dân cư thưa thớt, là khu vực địch oanh tạc tự do.Vì vậy, Tiểu đoàn 263 luôn trong tình trạng cơ động, sẵn sàng chiến đấu.

Ban Chỉ huy Tiểu đoàn phân công lực lượng vừa đào công sự vừa tổ chức ăn sáng cho đơn vị.

Tiểu đoàn 263 bố trí đội hình vòng cung khu vực từ Ao Miểu đến gò Trâm Bầu, bên cạnh rạch Kỳ Hà, sông Quán Cạn, thuộc ấp Cầu Ván, xã An Lục Long. Ban Chỉ huy Tiểu đoàn đóng chính giữa, các đại đội đóng quân xung quanh. Sau khi đảo công sự trú ẩn và tổ chức ăn sáng cho bộ đội thì bị địch phát hiện.

Khoảng 7 giờ ngày 3/5/1968, địch đưa 01 đại đội bảo an quận Bình Phước càn vào khu vực đóng quân của Tiểu đoàn. Ban Chỉ huy Tiểu đoàn lệnh cho Đại đội 1 tổ chức chiến đấu, làm địch thiệt hại nặng, bị ta tiêu diệt gần cả đại một số tên chạy thoát.

Đến 9 giờ ngày 3/5/1968, địch tiếp tục chi viện 01 đại đội bảo an để càn vào khu vực đóng quân tiểu đoàn. Tuy nhiên, lần này dịch chi ở bên ngoài bao vây, không cần vào nơi đóng quân của ta. Lúc bấy giờ, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn nhận định, địch sẽ tập trung lực lượng mạnh để càn quét, vì vậy lệnh cho cán bộ, chiến sĩ hết sức tập trung, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Đồng thời, Ban Chi huy lệnh cho các đồng chí chỉ huy các đại đội khẩn trương chuẩn bị đội hình, vũ khí, đạn dược...chiến đấu với địch.

Lúc 14 giờ ngày 3/5/1968, Trung đoàn 11, Sư đoàn 7 ngụy, kết hợp với không quân, pháo binh, xe tăng càn vào khu vực đóng quân của Tiểu đoàn 263. Trong lúc càn quét, địch cho máy bay trực thăng (HU 1A), đầm già (L19) ném bom liên tục; pháo địch từ Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo, Mỹ Tho dội xuống khu vực đóng quân của Tiểu đoàn. Về bộ binh, địch sử dụng 120 xe tăng M113 từ Tân An, Bình Phước chia thành nhiều tốp từ 3-5 chiếc theo đội hình chữ A càn vào khu vực đóng quân của ta với hỏa lực rất mạnh.

Theo phương án tác chiến của Tiểu đoàn 263, Đại đội 2 bám chặt trận địa, là mặt trận chính đối đầu quân địch. Khi địch càn vào khu vực đóng quân của Đại đội 2, bộ đội ta sử dụng súng cối B40, súng máy 12,7 ly và súng DKZ bắn cháy 2 chiếc M113, làm hư hỏng 2 chiếc khác. Mỗi lần xe tăng tiến sát khu vực đóng quân, đều bị bộ đội đánh trả quyết liệt, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch. Tuy nhiên, do Đại đội 2 chiến đấu biệt lập với đội hình Tiểu đoàn, trong khi địch cho máy bay oanh tạc và pháo kích dữ dội, hàng chục máy bay ném bom đìa, bom xăng, nã đạn vào khu vực đóng quân của Tiểu đoàn, làm cho nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh.

 Địch hỏa lực rất mạnh, quân số đông hơn ta gấp nhiều lần, trận chống cản của bộ đội gặp nhiều khó khăn, thử thách. Trong thế trận ngàn cân treo sợi tóc, với ý chí kiên cường, dũng cảm, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 chiến đấu đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch.Trong điều kiện chiến đấu bị động, địa hình đồng ruộng, địch dùng hỏa lực rất mạnh bao vây, tiêu diệt nên bộ đội quyết tâm bám chặt trận địa. Địch điên cuồng nã đạn vào nơi đóng quân của Tiểu đoàn, quân ta kiên cường, dũng cảm chống trả quyết liệt. Tuy nhiên, vì sức cùng, lực kiệt, trang bị vũ khí và tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía địch nên đến 16 giờ ngày 3/5/1968, sau khi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hầu hết cán bộ, chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 263 đã hy sinh oanh liệt, chi còn lại 4 đồng chí. Lực lượng cán bộ, chiến sĩ Đại đội 1, Đại đội 3 và Đại đội 4 có 1/3 chiến sĩ hy sinh. Lực lượng tham gia chiến đấu cùng Tiểu đoàn 263 trong trận Cầu Ván cũng có nhiều đồng chí hy sinh và bị thương.Tổng số cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trận này trên 100 đồng chí', trong đó có 10 chiến sĩ nữ tuổi đời còn rất trẻ.

Trong cuộc chiến trực diện với kẻ thù khi không còn vũ khí, đạn dược; tinh thần kiên cường, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 thật đáng khâm phục.Tiêu biểu là đồng chí Bảy Tuấn - Đại đội trưởng Đại đội 2. Khi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đồng chí bị địch bắt.Tên cố vấn Mỹ yêu cầu đồng chí Bảy Tuấn đầu hàng sẽ giữ được mạng sống. Với ý chí kiên cường, bất khuất, đồng chí Tuấn không hề khuất phục trước họng súng quân thù. Địch bắn đồng chí tại chỗ.

 “Đến thời điểm hiện nay, Ban liên lạc Tiểu đoàn 263 phối hợp với các cấp, các ngành liên quan các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre đã xác minh được danh tỉnh 47 liệt sĩ hy sinh trận Cầu Ván.Trong thời gian tới, Ban liên lạc Tiểu đoàn 263 cùng các cơ quan hữu quan tiếp tục tìm kiếm, và soát, xác minh danh tính các liệt sĩ còn lại.”

Tên cố vấn Mỹ khâm phục lòng quả cảm của đồng chí Tuấn, liền gắn Huân chương Anh dũng bội tinh lên ngực đồng chí (Anh dũng bội tinh là huân chương cao nhất của quân đội Mỹ). Sự hy sinh anh dũng của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho quân thù khâm phục; đồng thời gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đến 17 giờ ngày 3/5/1968, bộ đội ta rút vào khu vực an toàn và sau đó trở về vùng căn cứ. Ngay sau trận cản, địch cho thả bom san bằng trận địa; đồng thời đưa quân canh giữ khu vực này với âm mưu tiêu diệt lực lượng cách mạng quay lại tìm kiếm thi hài đồng đội. Hai ngày sau, đại diện Tiểu đoàn 263 phối hợp với lực lượng cách mạng địa phương và người dân sinh sống nơi đây tìm kiếm thi hài liệt sĩ để táng.

Mọi người nhìn cán bộ, chiến sĩ hy sinh nằm rải rác khắp nơi mà lòng ngậm ngùi thương tiếc. Bên cạnh đó, cây cối tàn lụi, địa hình bị cày xới những hố bom, bãi đạn mà lòng đau như cắt. Nén đau thương vì sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, tất cả mọi người lặng lẽ tìm kiếm thi thể liệt sĩ để an táng. Công việc tìm kiếm và án táng liệt sĩ phải tiến hành vào ban đêm để tránh địch phát hiện nên gặp nhiều khó khăn.Với lòng thương tiếc và tri ân các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, nhân dân địa phương đã an táng trên 100 liệt sĩ ở nhiều địa điểm khác nhau, nơi tập trung là Ao Miểu và gò Trâm Bầu (ngay mảnh đất xây Nhà tưởng niệm liệt sĩ năm 1998). Những người dân trực tiếp tham gia tìm kiếm và chôn cất liệt sĩ gồm:

Bùi Văn Hiếu (đã mất)

Phạm Văn Hà (đã mất)

Nguyễn Văn Tôn (đã mất)

Bùi Văn Trạch (đã mất)

Để tưởng nhớ cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh vì nước, nhân dân địa phương lập miếu thờ, hương khói hàng đêm. Để che mắt địch, trong những năm chiến tranh, đến ngày mùng 7 tháng 4 âm lịch, người dân địa phương kín đáo mang vật phẩm đến cúng tại gò Trâm Bầu để tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Trận chống càn và gương hy sinh oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 ngày 3/5/1968 đã nói lên tính chất ác liệt của cuộc Tổng công kích- Tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân-1968. Vùng ven Sài Gòn, trong đó có Châu Thành, là một trong những chiến trường vô cùng khốc liệt. Địch đánh phá liên tục cố đẩy lực lượng vũ trang cách mạng ra xa thành phố, còn quân giải phóng bám lấy vùng ven để thực hiện kế hoạch tiếp tục tấn công Sài Gòn.

Đế quốc Mỹ và tay sai không từ một thủ đoạn nào để đánh phá, càn quét, âm mưu tiêu diệt quân chủ lực của ta, dập tắt phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. Thế nhưng, tinh thần chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, của Tiểu đoàn 263 nói riêng kiên cường, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH

Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trận Cầu Ván trong chiến dịch Mậu Thân -1968 nằm trên một gò đất cao hơn khu vực ruộng lúa xung

9 quanh. Khu vực này có tên gọi là gò Trâm Bầu. Sở dĩ có tên gọi này vì nơi đây có nhiều cây Trâm Bầu mọc um tùm giữa khu vực đồng trống, người dân địa phương gọi là gò Trâm Bầu.

Theo lời các cụ cao niên, thời điểm diễn ra trận chống cản ngày 3/5/1968, khu vực này là đồng trống. Vào mùa khô nên địch dễ dàng huy động bộ binh, pháo binh, không quân kết hợp càn quét. Mặc khác, nơi đây là vùng địch tự do oanh tạc, dân cư thưa thớt, không có địa hình trú đóng quân nên khi địch phát hiện,Tiểu đoàn 263 bị động, chiến đấu độc lập.Thế nhưng, tinh thần chiến đấu kiên cường, hy sinh oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ là những tấm gương sáng ngời muôn đời khắc ghi.

Hai ngày sau trận càn, lực lượng cách mạng địa phương và nhân dân tìm an táng liệt sĩ. Tưởng nhớ cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 đã hy sinh vì nước, hàng năm vào ngày 7 tháng 4 âm lịch, người dân địa phương tổ chức lễ giỗ các anh hùng liệt sĩ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975.Trong những năm chiến tranh, để che mắt địch, đến ngày giỗ các anh hùng liệt sĩ, người dân kín đáo mang vật phẩm đến gò Trâm Bầu để cúng bái. Lúc bấy giờ, vật phẩm đơn sơ, là gà, vịt nấu mâm cơm canh, mang ra góc bờ nơi có nấm mộ tập thể cúng giỗ các chú, các anh đã hy sinh vì nước.Thời đó, địch mà bắt được, chúng sẽ bắt giam, tra tấn. Nhưng người dân nơi đây vẫn không sờn lòng, đều đặn hàng năm vẫn cúng giỗ, không để sót một năm nào.

Sau ngày 30/4/1975, nhân dân tổ chức lễ giỗ các anh hùng liệt sĩ tại đình Song Tân, ấp Cầu Ván (cách gò Trâm Bầu 800 m).Từ khi đưa vào cúng giỗ tại đình, quy mô tổ chức long trọng hơn, người dân tham dự ngày càng đông, được chính quyền địa phương quan tâm, ủng hộ.

Năm 1996, theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ và người dân địa phương, chính quyền và nhân dân ấp Cầu Ván xây dựng Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại gò Trâm Bầu- nơi diễn ra trận chống càn năm xưa và tổ chức cúng giỗ tại đây. Nhà tưởng niệm liệt sĩ được xây trên nền mộ tập thể ngày ấy. Do điều kiện khó khăn lúc bấy giờ, Nhà tưởng niệm được xây cất đơn sơ, nhỏ hẹp, lợp tole. Từ đây, lễ giỗ hội được tổ chức thường niên, nhân dân tham dự ngày càng đông, có một số thân nhân liệt sĩ từ các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đến tham dự. Việc tổ chức lễ giỗ xuất phát từ tâm của mỗi người. Đến ngày mùng 7 tháng 4 âm lịch, không ai bảo ai, người dân tự giác tụ họp lại mỗi người góp chút công, chút của để làm lễ giỗ. Về sau, khi có nhiều khách đến tham dự, Ban Quản trị được thành lập nhằm thực hiện việc tổ chức nghi lễ và quản lý tài chính minh bạch.

Năm 1998, được sự hỗ trợ kinh phí của huyện Châu Thành, xã An Lục Long và nhân dân xây dựng Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại vị trí nộ tập thể liệt sĩ năm xưa. Nhà tưởng niệm có diện tích 50 m’, bê tông cốt thép, mái ngói, nền lát gạch. Bên trong Nhà tưởng niệm là bia đá cẩm thạch màu đen, khắc chữ vàng.

Từ khi xây dựng Nhà tưởng niệm liệt sĩ năm 1998 đến nay, hàng năm vào ngày mùng 7 tháng 4 âm lịch, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức lễ giỗ long trọng, nhân dân tham dự khá đông. Một số cơ quan chức năng và thân nhân liệt sĩ các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre cũng về tham dự, thắp hương tưởng nhớ và tri ân anh hùng liệt sĩ hy sinh vì nước.

Năm 2020, Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trận Cầu Ván trong chiến dịch Mậu Thân -1968 được mở rộng, đầu tư xây dựng với quy mô xứng tầm với sự kiện lịch sử từng diễn ra nơi đây.

Nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xây dựng năm 1998 được cải tạo lại thành ngôi Mộ Gió để ghi dấu sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 năm xưa.

Ngày nay, cảnh quan di tích đã có nhiều thay đổi. Gò Trâm Bầu-nơi diễn ra trận chống càn của Tiểu đoàn 263 nay là địa điểm xây dựng đền thờ anh hùng liệt sĩ. Những rặng Trâm Bầu ngày ấy không còn, nay được trồng thanh long thẳng táp.

Mặc dù cảnh xưa thay đổi nhưng gương chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 vẫn còn sống mãi trong tâm thức của đồng chi, đồng đội và nhân dân nơi đây.Thế hệ hôm nay và mai sau mãi mãi khắc ghi công ơn các anh hùng liệt sĩ đã vì nước quên thân.

VI. CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH

Trận chống cản ác liệt ngày 3/5/1968 (mùng 7 tháng 4 âm lịch) tại Gò Trầm Bầu (ấp Cầu Ván, xã An Lục Long, huyện Châu Thành ) đã diễn ra trên 50 năm, những hiện vật liên quan đến trận đánh này hầu như không còn. Bởi vì sau trận dánh, địch cho ném bom hủy diệt trận địa, đồng bào tìm kiếm, an táng liệt sĩ trong đêm nên kỷ vật của liệt sĩ không tìm thấy.

Tuy nhiên, một số cán bộ, chiến sĩ tham gia trận chống cùn năm xưa hiện vẫn còn- là những nhân chứng lịch sử, họ đã khắc họa về trận chiến đấu năm xưa

một cách rõ ràng nhất, chân thật nhất; về những tấm gương chiến đấu anh dũng, hy sinh oanh liệt của biết bao đồng chí, đồng đội vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

VII. GIÁ TRỊ DI TÍCH

Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trận Cầu Ván trong chiến dịch Mậu Thân-1968 là chứng tích lịch sử ghi dấu sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 anh hùng, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Gương chiến đấu dũng cảm và hy sinh oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 là tấm gương chói lọi, xứng đáng được kế thừa và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Thế hệ hôm nay và mai sau cảm phục các chiến sĩ vì nước quên thân, gương trung liệt ngàn năm bất tử.

Quá trình chiến đấu kiên cường, sự hy sinh oanh liệt của những người con từ mọi miền đất nước góp phần vào thành tích cao quý của quân và dân Long An với tám chữ vàng rạng rỡ: “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc"

Di tích thắm đượm tình đoàn kết, keo sơn gắn bó giữa quân và dân trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Dù hiểm nguy, gian khổ, nhân dân nơi đây vẫn không sờn lòng, thể hiện tấm lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ, tổ chức cúng giỗ hàng năm, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Di tích ghi nhớ công lao to lớn và sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha, anh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của thế hệ hôm nay đối với những người đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Với những giá trị lịch sử quan trọng trên, Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trận Cầu Ván trong chiến dịch Mậu Thân-1968 xứng đáng được bảo vệ, tôn tạo, phục vụ công tác giáo dục truyền thống yêu nước thiết thực, hiệu quả.

VIII. TÌNH TRẠNG BẢO QUẢN DI TÍCH

Nhà tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trận Cầu Ván xây dựng năm 1998 cơ bản được bảo quản tốt. Với đặc điểm là nơi tôn thờ các anh hùng liệt sĩ, mang tính chất thiêng liêng vì vậy thời gian qua di tích được giữ gìn khá tốt.

Năm 2020, để phù hợp với tổng thể các hạng mục trong khi di tích, Nhà tưởng niệm được tôn tạo thành Mộ Gió nhằm ghi dấu sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ năm xưa.

Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Châu Thành phối hợp với Ban liên lạc truyền thống Tiểu đoàn 263 kêu gọi, vận động các cơ quan hữu quan, các nhà doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí xây dựng đền thờ các anh hùng liệt sĩ. Quá trình xây dựng đền thờ và các hạng mục trong khu di tích đang được tiến hành, đáp ứng tâm nguyện của thân nhân liệt sĩ, của những đồng chí, đồng đội từng chiến đấu sát cánh bên nhau của Tiểu đoàn 263 năm xưa và các tầng lớp nhân dân. Đây là hành động thiết thực, tưởng niệm và tri ân thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trận Cầu Ván trong chiến dịch Mậu Thân-1968 là chứng tích lịch sử ghi dấu sự hy sinh oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 trong cuộc Tổng công kích -Tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân-1968, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Với những giá trị lịch sử trên, Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trận Cầu Ván trong chiến dịch Mậu Thân-1968 cần được bảo tồn, tôn tạo; đủ cơ sở để xếp hạng di tích cấp tỉnh./

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ AN LỤC LONG - HUYỆN CHÂU THÀNH
Chịu trách nhiệm chính: Ông Đoàn Bảo An - Chủ tịch UBND xã.
Địa chỉ: ấp Lộ Đá xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Điện thoại: 02723 877 077 Fax: 02723 877 718 
Chung nhan Tin Nhiem Mang